Tình trạng bị giả mạo, mạo danh để lừa đảo người dân như Giao Hàng Tiết Kiệm gặp phải kể trên cũng xảy ra với nhiều doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam và trên thế giới. Trung tuần tháng 6, Bưu điện Ấn độ - Indian Post đã bị đối tượng xấu mạo danh để lừa đánh cắp thông tin cá nhân của người dân.
Với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post, hồi giữa tháng 6, doanh nghiệp này đã cảnh báo việc bị đối tượng lừa đảo giả mạo để thực hiện các cuộc gọi cho khách hàng với các nội dung "Tri ân khách hàng khi cài đặt app theo link hướng dẫn và giảm thêm 5k".
Chia sẻ tại tọa đàm "Sẵn sàng tâm thế đổi mới trong kỷ nguyên số" giữa Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng với lãnh đạo quản lý cấp trung của Bộ vào ngày 28/6, Phó Chánh văn phòng Vietnam Post Nghiêm Tuấn Anh cho biết, đơn vị thường xuyên phải đối mặt với tình trạng bị giả mạo, mạo danh để lừa đảo, gây ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.
“Hiện nay các doanh nghiệp nói chung và Vietnam Post nói riêng đang phải đối mặt với nguy cơ, rủi ro trên mạng do tình trạng nở rộ việc tội phạm mạng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo – AI để giả mạo doanh nghiệp thực hiện hành vi trái pháp luật. Ví dụ như, đối tượng xấu giả mạo nhân viên Bưu điện để phát thông báo khách hàng có gói hàng đang chuyển đến và yêu cầu chuyển tiền để nhận. Hành vi lừa đảo này ảnh hưởng xấu đến ngành, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp, đồng thời cũng ảnh hưởng đến lợi ích của người dân”,ông Nghiêm Tuấn Anh cho hay.
Theo thống kê, cơ sở dữ liệu chống lừa đảo trực tuyến quốc gia do Cục An toàn thông tin xây dựng và vận hành, hiện đã tập hợp, cảnh báo khoảng hơn 125.000 địa chỉ website giả mạo liên quan đến lừa đảo trực tuyến. Bên cạnh đó, hiện nay, hàng tuần, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC thuộc Cục An toàn thông tin đều cập nhật danh sách các website giả mạo với mục đích lừa đảo được phát tán trên không gian mạng Việt Nam để người dân biết, phòng tránh bị các đối tượng xấu lừa.
Cơ quan chức năng, các tổ chức tài chính - ngân hàng, các sàn thương mại điện tử, các công ty lớn, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ... là những đơn vị thường bị các đối tượng lừa đảo giả mạo website, fanpage. Theo phân tích của chuyên gia Cục An toàn thông tin, việc các đối tượng giả mạo website không chỉ gây thiệt hại cho người dân, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu của chính cơ quan, tổ chức bị giả mạo.
Bên cạnh thường xuyên cập nhật danh sách website giả mạo, liên quan đến lừa đảo để nhiều người dân biết, Cục An toàn thông tin còn triển khai hệ sinh thái "Tín nhiệm mạng", gán nhãn tín nhiệm mạng, còn gọi là "nhãn xanh", cho hơn 5.000 website chính thống của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; Góp phần tạo niềm tin cho người dân khi truy cập các website, đồng thời dần tạo cho họ thói quen cẩn trọng khi vào các trang không có nhãn xanh.
Trong thời gian qua, cơ quan chức năng cũng thường xuyên khuyến nghị các đơn vị, doanh nghiệp chủ động rà quét, phát hiện sớm các website lừa đảo giả mạo tổ chức của mình, để cảnh báo sớm đến người dùng. Qua đó, chủ động ngăn chặn các hoạt động lừa đảo, đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng và cũng là để bảo vệ chính thương hiệu của doanh nghiệp.
Tại buổi tọa đàm với các cán bộ quản lý cấp trung của Bộ TT&TT vào sáng ngày 28/6, người đứng đầu ngành TT&TT đã gợi mở cho Vietnam Post nói riêng cũng như cho các doanh nghiệp, tổ chức nói chung về cách để phòng chống với tình trạng bị giả mạo, mạo danh để lừa đảo.
Theo đó, với các vấn đề gặp phải trên không gian mạng, các doanh nghiệp, tổ chức cần coi đó là việc của mình để phân tích, bàn bạc nhằm tìm ra giải pháp để giải quyết. Đơn cử, để xử lý tình trạng bị mạo danh, giả mạo để lừa đảo, có 3 giải pháp các đơn vị cần quan tâm triển khai, đó là: Giám sát thông tin về đơn vị mình trên không gian mạng; Phát hiện sớm các vi phạm để đề nghị cơ quan chức năng hỗ trợ xử lý; Truyền thông rộng rãi tới toàn xã hội về các kênh thông tin chính thống, fanpage và website được đơn vị mình sử dụng cho việc tuyển dụng, giao dịch với các khách hàng.
Tháng 7/ 2022, lùm xùm giữa Thiện Nhân và gia đình cùng việc "ca sĩ nhí" công khai tình cảm với người yêu đồng giới thu hút sự quan tâm của dư luận. Mặc dù phía Thiện Nhân và người nhà đều đã lên tiếng giãi bày và mong sự việc lắng xuống, tuy nhiên, những khúc mắc xoay quanh vấn đề này vẫn không ngừng được bàn tán (Ảnh: Facebook nhân vật).
Kể từ khi công khai chuyện tình cảm, Thiện Nhân và người yêu đồng giới thường xuyên đăng tải những hình ảnh tình tứ trên mạng xã hội. Cặp đôi xưng hô vợ - chồng, không ngại khoe những cử chỉ ôm, hôn thắm thiết (Ảnh: Facebook nhân vật).
Thiện Nhân còn được người yêu thường xuyên đưa đi du lịch, xuất ngoại. Cả hai diện đồ đôi, "dính như sam" ngoài phố. Khi gặp phải những bình luận kém duyên, mỉa mai chuyện tình cảm, học trò Cẩm Ly gay gắt đáp trả để bảo vệ "nửa kia" (Ảnh: Facebook nhân vật).
Vào các dịp sinh nhật, ngày kỷ niệm, cặp đôi thường tặng quà, dành cho nhau những lời mật ngọt, khẳng định là "gia đình" của nhau (Ảnh: Facebook nhân vật).
Thời điểm sau lùm xùm, Thiện Nhân bất ngờ đổi tên Facebook thành Trác Thiên An khiến khán giả hoang mang. Chia sẻ về việc này, đại diện ca sĩ 10X cho biết tên gọi được cô sử dụng cho thương hiệu thời trang mới. Trước đó, "ca sĩ nhí" từng gây chú ý khi thông báo rẽ hướng sang kinh doanh thời trang (Ảnh: Facebook nhân vật).
Chia sẻ với phóng viên Dân trí hồi cuối năm 2022, Thiện Nhân tiết lộ cô đã xin phép ca sĩ Cẩm Ly và nhạc sĩ Minh Vy (người từng dìu dắt Thiện Nhân trong chương trình "Giọng hát Việt nhí 2014") tạm ngừng việc ca hát để tập trung kinh doanh và sau đó sẽ trở lại với âm nhạc (Ảnh: Facebook nhân vật).
Tuy nhiên, đến đầu năm 2023, Thiện Nhân lại bất ngờ thông báo sẽ quay trở lại hoạt động nghệ thuật sau thời gian rẽ hướng kinh doanh. Cô viết: "Tôi sẽ chọn quay lại con đường nghệ thuật, ca hát từ hôm nay" (Ảnh: Facebook nhân vật).
Dù thế, cho đến hiện tại, ca sĩ 10X vẫn chưa có bất kỳ hoạt động ca hát nào nổi bật. Bên dưới các bài đăng của Thiện Nhân, khán giả bày tỏ sự nhớ nhung, mong cô sớm trở lại sân khấu (Ảnh: Facebook nhân vật).
Gần đây, Thiện Nhân gây chú ý khi xuất hiện với diện mạo có nhiều điểm khác lạ: Gương mặt thon gọn hơn hẳn, phần mũi và cằm cũng có nhiều sự thay đổi so với trước. Nhiều người đặt nghi vấn học trò Cẩm Ly đã can thiệp "dao kéo" để hoàn thiện nhan sắc (Ảnh: Facebook nhân vật).
Qua các hình ảnh được chia sẻ, nhiều người nhận thấy Thiện Nhân có phần mũm mĩm hơn trước. Nữ ca sĩ cũng đưa ra phản hồi về việc này: "Mập thì sao chứ? Thì mình giảm cân lại thôi..." (Ảnh: Facebook nhân vật).
Dù thường xuyên cập nhật về cuộc sống nhưng đến nay Thiện Nhân vẫn chưa có bất kỳ động thái nhắc đến người thân trên mạng xã hội. Sau ồn ào, nhiều người vẫn thắc mắc về mối quan hệ hiện tại của Quán quân "Giọng hát Việt nhí 2014" với gia đình (Ảnh: Facebook nhân vật).
Nguyễn Thiện Nhân (SN 2002) là con út trong một gia đình làm nông ở Bình Định. Năm 2014, cô gây chú ý khi đoạt Quán quân The Voice Kids - Giọng hát Việt nhímùa 2.
Sau cuộc thi, Thiện Nhân chuyển vào TPHCM, tiếp tục theo đuổi con đường âm nhạc với sự giúp đỡ của vợ chồng ca sĩ Cẩm Ly - nhạc sĩ Minh Vy.
Tháng 7/2022, dân mạng xôn xao trước thông tin "ca sĩ nhí" mất liên lạc với gia đình. Tuy nhiên, chia sẻ với phóng viên Dân trí, nữ ca sĩ phủ nhận thông tin này.
Cô đính chính, lý do cắt liên lạc là do mâu thuẫn với gia đình, công khai chuyện tình cảm với người yêu đồng giới nhưng gia đình phản ứng dữ dội.
Sau khi lùm xùm nổ ra, Thiện Nhân còn có buổi livestream trên Facebook cá nhân, cho biết cô bị đả kích rất nhiều vì những ồn ào. Trong khi đó, mẹ và anh chị của nữ ca sĩ cũng tổ chức gặp gỡ báo chí, bày tỏ mong muốn Thiện Nhân sớm quay về.
" alt=""/>Thiện Nhân sau ồn ào với gia đình: Ngừng ca hát, vướng nghi vấn 'dao kéo'